TIN TỨC

MẤT VIỆC DO COVID-19, TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG CHUYỂN SANG LÀM VIỆC CHO NGÀNH Y TẾ

Đại dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến ngành hàng không do các hạn chế đi lại cũng như sự sụt giảm nhu cầu khách du lịch. Hệ quả là các hãng hàng không buộc phả sa thải nhân viên để giảm bớt kinh phí duy trì hoạt động. Vậy những nhân viên hàng không sau khi bị thôi việc sẽ làm gì?

Trong một báo cáo, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) cho biết, việc đi lại bằng đường hàng không đã giảm 60% trong năm 2020 do các quốc gia đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại để ngăn ngừa Covid-19 lây lan. Trong năm đầu tiên của đại dịch, chỉ 1,8 tỷ lượt hành khách chọn đi lại bằng máy bay so với con số 4,5 tỷ lượt hành khách của năm 2019, các hãng hàng không trên thế giới đã tổn thất 370 tỷ USD.

Các sân bay và các cơ quan cung cấp dịch vụ khôn lưu thiệt hại tương ứng là 115 tỷ USD và 13 tỷ USD.

Theo hãng tin CNN, một nghiên cứu công bố vào cuối tháng 9 năm 2020, thực hiện bởi một liên minh các tổ chức hoạt động trong ngành công nghiệp hàng không có trụ sở tại Geneva, cho biết Covid-19 có thể khiến 46 triệu trên tổng số 88 triệu lao động trong ngành hàng không mất việc. Một nghiên cứu khác của một công ty tư vấn kinh doanh Oxford Economics cũng chỉ ra rằng, tới hết nửa đầu năm nay, 2021, lực lượng lao động tại hãng hàng không, sân bay và các công ty hàng không sẽ giảm khoảng 43%.

Đại dịch COVID-19 xuất hiện đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế toàn cầu, nhưng ít ngành nào chịu ảnh hưởng nặng nề như hàng không, với hàng triệu việc làm biến mất và hàng tỉ USD doanh thu “bốc hơi”. Trong bối cảnh hàng loạt đội máy bay phải ở yên dưới đất, ngành hàng không đã buộc phải định hướng lại tương lai của mình.

Hãng hàng không Mỹ United Airlines cảnh báo nguy cơ có thể sẽ phải sa thải tới 36.000 nhân viên lao động – tương đương một nửa số nhân viên của hãng này. Trước đó, một ông lớn khác trong ngành hàng không Mỹ là American Airlines cũng cho biết họ dư thừa khoảng 20.000 nhân sự so với nhu cầu thực tế.

Vào giữa năm ngoái, 2020, hãng hàng không quốc gia Úc – Qantas Airways – đã ra thông báo sa thải 6.000 nhân viên nhằm cắt giảm chi phí duy trì hoạt động sau đại dịch Covid-19.

Tập đoàn hàng không liên doanh Latam (của Chile và Brazil) – Hãng hàng không lớn nhất châu Mỹ Latinh đã sa thải lên tới hơn một phần ba tổng số thành viên phi hàng đoàn (2.700 người) để đối phó với những tác động tàn phá của đại dịch.

Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, ông Tim Clark, Chủ tịch hãng hàng không Trung Đông Emirates, cũng đã tiết lộ hãng hàng không này sẽ cắt giảm tới 9.000 việc làm. Theo ông Tim Clark cho biết, hãng Emirates đã cắt giảm 10% nhân viên của mình. Tuy nhiên, “chúng tôi sẽ phải từ bỏ thêm một vài người nữa, có thể lên tới 15%”.

Cùng chung khó khăn với ngành hàng không thế giới, theo tiếp viên trưởng Phạm Hải Bằng – Liên đội phó Đoàn tiếp viên Vietnam Airlines – cho biết, số lượng tiếp viên của Vietnam Airlines là 3.200 người. Hiện khoảng 700 tiếp viên xin không nhận lương chức danh và tạm nghỉ việc không lương.

Những ngã rẽ không ngờ

Với những nhân viên bị buộc thôi việc, nhất là những người đã có nhiều năm làm việc trong ngành hàng không, họ buộc phải đi tìm những công việc khác để có thể trang trải cuộc sống.

Judy Semken là tiếp viên hàng không đã có 28 năm làm việc cho hãng hàng không Qantas. Trước ảnh hưởng của dịch bệnh, hãng hàng không này trong năm 2020 đã cắt giảm 6.000 nhân viên, và Judy là một trong số đó. Thời gian đầu sau khi bị thôi việc, cô cho rằng mọi chuyện sẽ trở lại ổn định nhanh chóng. Nhưng khi dịch Covid-19 ngày càng nghiêm trọng, Judy nhận ra mình có thể sẽ mất việc trong vòng ít nhất 1 năm, thậm chí hơn. Điều này khiến cô phải suy nghĩ và tìm giải pháp tình thế:

“ Ban đầu, tôi nghĩ rằng mọi chuyện rồi sẽ qua nhanh thôi, do đó tôi không đi tìm việc khác, mà chỉ ở nhà làm nội trợ và trông con. Tuy nhiên, mọi chuyện trở nên tệ hơn và tôi nhận ra mình cần phải làm gì đó. Sau một thời gian suy nghĩ, tôi quyết định trở thành một y tá”, Judy Semken nói.

Với một khóa học ngắn hạn, Judy đã xin vào làm việc cho Vitalis một dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại nhà. Công việc của cô là kiểm tra sức khỏe, hỗ trợ vệ sinh thân thể, hay đôi khi đơn giản chỉ là trò chuyện với những người già.

Là ‘nạn nhân’ của Covid-19, Judy Semken rẽ hướng, quyết đinh trở thành một Y tá.

Judy cho biết, những ngày đầu khi làm công việc y tá, cô đã rất lo lắng. Tuy nhiên, vì công việc tiếp viên hàng không và chăm sóc sức khỏe có vài điểm tưởng đồng, nên cô nhanh chóng làm quen và hoàn thành tốt công việc của mình. Cùng với đó là mức lương vào khoảng hơn AUD 800 (~14 triệu đồng) một tuần, con số này giúp cô thoải mái trong việc trang trải cuộc sống cho gia đình nhỏ của mình.

Cùng làm việc tại Qantas giống Judy, ông Sean Golding, 52 tuổi, đã có 31 năm kinh nghiệm trong ngành hàng không, khởi đầu từ một lái phụ, sau đó trở thành cơ trưởng lái máy bay Boeing 787. Sau khi tạm nghỉ việc, ông đã chuyển sang làm nhân viên y tế toàn thời gian.

Công việc chính của ông là chở bệnh nhân. Đặc biệt trong thời gian gần đây, khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, việc chở các bệnh nhân mắc Covid-19 tới bệnh viện đã trở nên quen thuộc với ông. Sean đã từng được đào tạo về chuyên ngành y tá và đã từng có khoảng thời gian làm việc 2 năm cho dịch vụ hỗ trợ y tế bang. Do đó, ông không gặp quá nhiều khó khăn với công việc mới.

Cơ hội cho những “cánh chim không mỏi”

Covid-19 chỉ là một nhân tố xúc tác, có một sự thật rằng, chẳng cần phải nói thì mọi người cũng biết điều kiện để làm việc ở vị trí tiếp viên hàng không rất khắt khe. Trong đó, người tiếp viên cần phải đáp ứng được yêu cầu về chiều cao, cân nặng, ngoại hình và các kỹ năng cần thiết.

Sự trẻ trung chính là tiêu chí hàng đầu của hầu hết các hãng hàng không hiện nay, theo đó đối với những nhân viên ở vị trí này, khi mấp mé ở độ tuổi 35 đến 40, có xu hướng chuyển hướng sang một công việc dưới mặt đất hoặc tìm một công việc khác.

Với những người có niềm đam mê bay lượn, khám phá các vùng đất mới mà không thể tiếp tục làm một tiếp viên, họ lựa chọn trở thành một Y tá du lịch (Travel Nurse).

Là một khái niệm khá mới tại Việt Nam, nhưng trên thế giới khái niệm này đã xuất hiện từ lâu. Nhằm đáp ứng sự thiếu hụt Y tá có trình độ trên thế giới, chương trình ‘Y tá du lịch’ ra đời và cho phép các Y tá chính quy (Registered Nurse – RN) đi làm tại các bệnh viện, phòng khám và cở sở chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới trong một khoảng thời gian nhất định (4 tuần đến 2 năm).

Với trình độ tiếng Anh sẵn có, cùng các kiến thức sơ cứu cơ bản, cũng như kinh nghiệm phục vụ khách hàng, chỉ cần sau từ một đến hai khóa học và được cấp chứng chỉ hành nghề, một tiếp viên hàng không có thể tiếp tục ‘giấc mơ bay lượn’ của mình.

Theo Nurse.org, một Y tá du lịch có thể kiếm được USD 3.000 một tuần, tương đương với USD 50 cho một giờ làm việc, cùng với nhiều ưu đãi của các nhà tuyển dụng. Trung bình một năm, một Y tá du lịch có thể nhận được khoản tiền lương lên đến USD 100.000 (~2,3 tỷ đồng).

Trở thành một Y tá du lịch, vừa thỏa mãn được niềm đam mê bay lượn, vừa tạo ra một nguồn thu nhập không hề nhỏ dành cho các tiếp viên hàng không nghỉ hưu.

Là Học viện đào tạo lớn thứ hai tại Úc về chuyên ngành Chăm sóc sức khỏe và Dịch vụ cộng đồng, Health Careers International tự hào mang đến những chương trình học về các chuyên ngành Y tá, Chăm sóc Người cao tuổi, Giáo viên mầm non, Dịch vụ cộng đồng, v.v

Với chương trình đào tạo được chứng nhận bởi TESQSA (Tertiary Education Quality and Standards Agency – Cơ quan Chất lượng và Tiêu chuẩn Giáo dục Đại học, Úc) và bằng cấp được công nhận toàn cầu như tấm ‘hộ chiếu của một công dân toàn cầu’, học viên sau khi tốt nghiệp tại HCI có cơ hội làm việc không chỉ tại Úc mà còn tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Anh, Pháp, Thụy Sĩ,… cùng mức lương khởi điểm vô cùng hấp dẫn.

Cùng khám phá các khóa học tại HCI thông qua website chính thức tại Việt Nam www.hci.edu.vn hoặc gọi điện trực tiếp đến Hotline: (+84)24 4455 0599 để được tư vấn trực tiếp.

Theo HCI

Related Posts