TIN TỨC

EMILY CHENG – NHÌN LẠI MỘT NĂM ‘ĐẦY THÁCH THỨC’ VÀ NGÀNH Y TÁ DU LỊCH

Ngành Y tá du lịch có thể sẽ thay đổi sau năm 2020. Đại dịch coronavirus đã làm gia tăng tình trạng thiếu y tá ở các quốc gia một cách trầm trọng đến mức các cơ sở y tế bắt đầu cạnh tranh để tìm kiếm những nhân tài hàng đầu.

Y tá du lịch (Travel Nurse) là một khái niệm còn rất mới tại Việt Nam, nhưng trên thế giới khái niệm này đã xuất hiện từ lâu. Nhằm đáp ứng sự thiếu hụt các Y tá có trình độ trên thế giới, chương trình ‘Y tá du lịch’ ra đời và cho phép các Y tá chính quy (Registered Nurse) đi làm việc ở bệnh viện, phòng khám và cơ sở chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới trong một khoảng thời gian nhất định (4 tuần đến 2 năm).

Ngành Y tá du lịch có thể sẽ thay đổi sau năm 2020. Đại dịch coronavirus đã làm gia tăng tình trạng thiếu y tá ở các quốc gia một cách trầm trọng đến mức các cơ sở y tế bắt đầu cạnh tranh để tìm kiếm những nhân tài hàng đầu. Hiện tại, các Y tá du lịch sẽ đến với những điểm nóng quan trọng tại các quốc gia trên thế giới, nhưng với tình hình hiện nay số lượng vẫn là không đủ.

Emily Cheng (hay Em) đã làm việc với tư cách là một Y tá du lịch trong hai năm rưỡi qua, với cô năm 2020 là năm áp lực nhất mà y tá này từng trải qua. Vào tuần trước, chúng tôi đã có cơ hội gặp gỡ Cheng khi cô ấy chuẩn bị kết thúc năm học tại Hawaii như một phần của nhiệm vụ trong công việc của cô.

Emily Chen là một Y tá du lịch với 2,5 năm kinh nghiệm đã có những chia sẻ về Ngành Y tá du lịch cũng như những dự định tương lai của cô.

Phóng viên (PV): Năm 2020 là một năm thế nào đối với bạn?

Emily Cheng (EM): Nó là một thử thách, ít nhất là có thể nói như vậy. Đó là câu nói mà tôi được nghe thấy từ rất nhiều nơi cung cấp các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe. Nhưng cũng có những sự may mắn khi tôi và gia đình vẫn trong tình trạng ổn định.

PV: Bạn bắt đầu ở đâu trong năm vừa qua?

EC: Tôi bắt đầu làm việc ở Seattle và chúng tôi đã rất thành công trong việc giữ ổn định nơi làm của mình. Bệnh viện nơi tôi làm việc đã làm rất tốt việc tuân thủ các hướng dẫn an toàn khi chúng được thay đổi từng ngày, thậm chí là từng giờ.

PV: Bạn có đủ thiết bị bảo hộ cá nhân không?

EC: Không, chúng tôi phải làm thực hiện công việc với những gì mình có. Tôi nhớ rằng bệnh viện đã bảo chúng tôi vứt đồ bảo hộ vào thùng để chúng có thể được khử trùng và tái sử dụng và đó không phải là quy trình đúng tiêu chuẩn. Họ cũng yêu cầu chúng tôi tái sử dụng khẩu trang dùng một lần. Nhưng nếu chúng tôi cần một chiếc khẩu trang mới, chúng tôi vẫn có thể có để đáp ứng nhu cầu của mình nhưng phải thực hiện việc ký trả sau khi dùng xong.

PV: Bạn có cảm thấy bệnh viện đang đẩy bạn vào tình trạng nguy hiểm không?

EC: Tôi không cảm thấy họ làm sai gì cả. Tôi hiểu rằng đồ bảo hộ cá nhân là giới hạn, bạn phải sử dụng một cách tiết kiệm và phân chia khoa học. Tôi luôn cảm thấy đội của mình đã hỗ trợ tôi mỗi khi tôi thiếu đồ bảo hộ cá nhân. Tôi chưa chưa bao giờ gặp phải bất kỳ phản ứng nào khi tôi yêu cầu có một chiếc khẩu trang mới hay đồ bảo hộ mới.

PV: Hiện tại bạn đang làm việc ở đâu?

EC: Tôi đang trong một nhiệm vụ khác tại Hawaii và nó sẽ kết thúc vào giữa tháng Một. Các trường hợp lây nhiễm đã giảm trong một thời gian, nhưng đang có những dấu hiệu tăng trở lại. Sau nhiệm vụ này, tôi muốn đến Califonia để làm việc, nhưng tôi vẫn đang cân nhắc tình hình diễn ra tại đó.

PV: Theo bạn, ngành Y tá du lịch đã thay đổi thế nào kể từ khi bắt đầu đại dịch?

EC: Tôi thực sự yêu công việc của mình, nhưng tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng nó sẽ không bao giờ giống như trước đây. Tôi thích đi du lịch và khám phá những địa điểm mới, đó cũng chính là lý do tôi chọn công việc này. Trước đại dịch, số lượng y tá đã không đủ để đáp ứng, nhưng sau đại dịch này mọi chuyện còn trở nên tồi tệ hơn.

Các danh sách tuyển dụng giờ đây đã không còn ghi yêu cầu làm 3 ca, mỗi ca 12 tiếng một tuần như trước kia mà giờ đây là 4 hoặc 5 ca một tuần. Một số vị trí tuyển dụng còn yêu cầu bạn làm việc liên tục 10 hoặc 21 ngày, điều này thật tồi tệ cho cả y tá và bệnh  nhân. Tôi cảm thấy như họ đang vắt kiệt sức của nhưng y tá đó và sau đó sẽ thay bằng một nhóm mới, điều này có vẻ sẽ gây phản tác dụng.

PV: Chúng tôi đã nghe nói có các bệnh viện trả lương lên đến $8.000/tuần cho các y tá. Theo kinh nghiệm của bạn thì điều này có đúng không?

EC: Có lẽ không nhiều, nhưng các thông tin tuyển dụng thì có mặt ở khắp mọi nơi. Tôi liên tục nhận được tin nhắn từ những người tuyển dụng hoặc các trung tâm môi giới. Tôi rất vui khi được giúp đỡ ở những nơi tôi có thể, nhưng tôi có chút nghi ngại khi nhận việc ở những điểm nóng. Không phải tôi không muốn giúp đỡ họ, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, những công việc này thường thay đổi theo xu hướng. Tôi không muốn mình bỏ thời gian di chuyển cả một quãng đường dài để rồi biết rằng công việc mình ứng tuyển đã bị hủy bỏ.

PV: Công việc có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn không?

EC: Có. Tôi chắc chắn đã cảm nhận được những ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là sự căng thẳng, lo lắng. Tôi cố gắng dành nhiều thời gian ở ngoài trời nhất có thể để thư giãn. Tôi thường dành thời gian rảnh rỗi của mình để đắm mình với vẻ đẹp tại Hawaii như đi lặn biển, đi bộ, leo núi, v.v

Một hành trình mới đầy hứa hẹn

Sau hơn hai năm di chuyển, Cheng đang thực hiện một dự án mới đầy tham vọng của mình: một ứng dụng di động giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn với các Y tá du lịch. Nó có tên là MedVenture, dự kiến sẽ được ra mắt trong năm nay, 2021. Cô ấy đã thiết kế ứng dụng này cùng bạn đồng nghiệp của mình là Ryan Codgill, một y tá làm việc tại Hawaii. Ứng dụng này cho phép các Y tá du lịch chia sẻ kinh nghiệm của họ trực tuyến, vì vậy các nhà tuyển dụng có thể đưa ra quyết định của mình một cách nhanh chóng và chính xác về nơi mà các y tá đang sinh sống và làm việc.

Sẽ có năm phần chính. Đầu tiên là về việc giúp các y tá gặp gỡ các nhà tuyển dụng trong khu vực. Theo kinh nghiệm và chia sẻ từ Cheng, đi đến một thành phố mới có thể sẽ rất cô đơn và tính năng này sẽ giúp các y tá kết bạn. Phần tiếp theo sẽ là danh sách các sự kiện tại địa phương có mục đích hướng đến trực tiếp đến các Y tá du lịch. Nó sẽ bao gồm tất cả mọi thứ từ hội nghị, hội thảo đến các cuộc gặp gỡ và giao lưu tại địa phương.

Ứng dụng này cũng bao gồm một bảng thảo luận về các địa điểm ăn uống và giải trí trong khu vực. Các Y tá du lịch còn có thể để lại đánh giá về căn hộ của họ nhà hàng địa phương và thậm chí là cơ sở vật chất nơi họ làm việc.

Các y tá cũng có thể đọc được các đánh giá về các công việc, cơ sở và bệnh viện khác nhau từ đó có thể giúp các y tá tìm được công việc phù hợp với kỹ năng của mình. Người  dùng sẽ cung cấp tên, chức danh và lĩnh vực họ làm việc để giúp nhà tuyển dụng tìm được thông tin một cách nhanh nhất và chính xác nhất.

Chúng tôi rất cảm ơn Cheng và mọi thứ cô ấy đã làm cho bệnh nhân và đồng nghiệp của mình. Chúc Cheng và các đồng nghiệp của cô sẽ có nhiều cuôc “phiêu lưu” mới với tư cách là một Y tá du lịch cũng như chúc cho dự án của cô thành công.

Theo Scrubsmag

Related Posts